asd
Home Tài chính Cách tính lãi suất ngân hàng nhanh chóng trong một nốt nhạc

Cách tính lãi suất ngân hàng nhanh chóng trong một nốt nhạc

Kinh tế càng phát triển nhu cầu vay vốn cũng như gửi tiết kiệm của con người ngày càng tăng cao. Kéo theo đó là sự ra đời của hệ thống trung gian thực hiện trao đổi tiền tệ và hoạt động dựa trên lãi suất. Để biết thêm về cách tính lãi suất ngân hàng mời bạn đọc tham khảo nội dung bài viết sau đây. 

Tìm hiểu đôi nét về lãi suất ngân hàng 

Trước khi bắt tay vào tìm hiểu cách tính lãi suất chúng ta hãy cùng lướt qua khái niệm lãi suất ngân hàng là gì đã nhé. Bạn đọc có thể hiểu nôm na lãi suất ngân hàng là giá của việc bạn được quyền sử dụng một khoản tiền nào đó trong một thời hạn nhất định, và khi đến hạn người vay phải trả lại đầy đủ khoản tiền cho người cho vay.

Đơn vị dùng trong cách tính lãi suất ngân hàng thường được xác định bằng tỷ lệ phần trăm, phần nghìn trên tổng số tiền cho vay và trên thời hạn vay. Hệ thống các ngân hàng hiện nay sử dụng rất nhiều mức lãi suất nhằm đa dạng hoá sản phẩm chó người dùng. kích thích việc vay và gửi tiền của khách hàng vì bản chất các ngân hàng và tổ chức tín dụng hoạt động dựa trên tiền lãi. 

Lãi suất tại các ngân hàng thường được tính theo đơn vị % 
Lãi suất tại các ngân hàng thường được tính theo đơn vị %

Cách tính lãi suất ngân hàng trong trường hợp đi vay 

Trong cuộc sống có đôi lúc gặp khó khăn về mặt tài chính hoặc bạn muốn vay vốn để mở rộng quy mô kinh doanh, khởi nghiệp. Thì ngân hàng chính là địa điểm đầu tiên được nhiều người lựa chọn bởi lãi suất không quá cao, số tiền vay lớn, an toàn và ổn định. Sau đây chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn đọc hai cách tính lãi khi đi vay ngân hàng đang được áp dụng phổ biến: 

Tính lãi suất khoản vay theo số dư nợ gốc

Đầu tiên là phương pháp tính lãi suất theo số dư nợ gốc để có thể xác định số tiền lãi theo phương pháp này bạn đọc chú ý công thức sau đây: Tiền lãi hàng tháng = dư nợ gốc x lãi suất vay/thời gian vay.

Để độc giả có thể hình dung rõ nét hơn chúng tôi xin đưa ra ví dụ sau đây:

Ví dụ: Anh B muốn vay 96 triệu đồng để mở rộng nhà xưởng làm ăn, thời hạn vay là 1 năm (12 tháng). Lãi suất áp dụng của ngân hàng trong trường hợp này là 12%/năm.

Như vậy số tiền nợ gốc hàng tháng mà anh B phải trả theo tháng sẽ là 96 triệu/12 tháng =  8 triệu đồng.

Số lãi mà anh B phải trả hàng tháng cho ngân hàng là: (96 triệu x 12%)/12 tháng = 960.000 đồng. Như vậy tổng số tiền anh B phải trả hàng tháng cho ngân hàng là 8.960.000 triệu đồng.

Phương pháp tính lãi suất theo dư nợ gốc được áp dụng khá phổ biến 
Phương pháp tính lãi suất theo dư nợ gốc được áp dụng khá phổ biến

Tính lãi suất ngân hàng theo phương pháp dư nợ giảm dần

Ngoài cách tính lãi suất ngân hàng theo hình thức lấy dư nợ gốc thì các ngân hàng còn áp dụng hình thức tính lãi suất theo số dư nợ giảm dần với công thức sau đây: 

  • Số tiền nợ gốc hàng tháng  phải thanh toán = số tiền vay/số tháng vay.
  • Khoản tiền lãi khách hàng phải nộp trong tháng đầu tiên = số tiền vay x lãi suất vay theo tháng.
  • Tiền lãi suất trong các tháng tiếp theo = số tiền gốc còn lại x lãi suất vay.

Để bạn đọc dễ hình dung chúng tôi xin đưa ra ví dụ cụ thể như sau 

Chị Lê Thị C muốn vay ngân hàng số tiền là 50 triệu để nhập thêm hàng về bán dịp tết nguyên đán với kỳ hạn vay tiền 12 tháng; lãi suất vay 12%/năm.. Số tiền mà chị C phải đóng cho ngân hàng theo hình thức đóng lãi dư nợ giảm dần như sau. 

  • Số tiền nợ gốc trả hàng tháng của chị C là  = 50 triệu/12 = 4,167 triệu đồng.
  • Số tiền lãi trong tháng tháng đầu tiên = (50 triệu x 12%)/12 = 500 nghìn đồng.
  • Tiền lãi tháng thứ 2 = (50 triệu – 4,167 triệu) x 12%/12 = 458,3 nghìn đồng.
  • Số tiền lãi của các tháng tiếp theo sẽ được xác định tương tự như trên.

Các hình thức tính lãi suất tiền gửi tiết kiệm 

Ngân hàng không phải tự nhiên mà có một đống tiền để cho người dân vay và thu lãi  mà số tiền đó được huy động từ tiền gửi tiết kiệm của người dân. Trong tình huống này ngân hàng đóng vai trò là khâu trung gian cho các hoạt động trao đổi tiền tệ. Ngân hàng cho vay lấy lãi thì tất nhiên người cho ngân hàng vay cũng sẽ nhận được một số tiền nhất định cúng được gọi là lãi suất với các cách tính như sau: 

 Phương pháp xác định lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn

Trước tiên bạn phải nắm được khái niệm tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn, là việc người gửi tiền có quyền rút hoặc gửi thêm vào tổng số tiền bất cứ khi nào theo nhu cầu của mình. Bởi đặc tính cơ động không bị ràng buộc như vậy nên số tiền lãi bạ nhận được khi gửi tiết kiệm theo hình thức không kỳ hạn thường không quá cao và múp nhất sẽ rơi vào khoảng dưới 1%/năm. 

Công thức áp dụng trong trường hợp tính tiền lãi nhận được khi gửi tiết kiệm theo hình thức không kỳ hạn được  xác định như sau:

Số tiền lãi = Số tiền gửi x lãi suất (%/năm) x số ngày thực gửi/360

Ví dụ: chị D tiến hành gửi tiết kiệm 80 triệu hình thức không kỳ hạn tại ngân hàng Kỹ thương Việt Nam (Techcombank), mức lãi suất là 1,5 %/năm. Thời điểm rút tiền gửi là sau 6 tháng, Chi D sẽ nhận được đúng mức lãi suất là 1,5%.

Số tiền lãi được xác định là = Tiền gửi x 1,5% x 180/360 = 80.000.000 x 1,5% x 180/360 = 600.000 VNĐ.

Như vậy sau 6 tháng chị D gửi tiết kiệm ngân hàng Techcombank 80.000.000 VNĐ với hình thức không kỳ hạn, số tiền lãi nhận được là 600.000 VNĐ.

Cách tính lãi suất ngân hàng theo hình thức không kỳ hạn
Cách tính lãi suất ngân hàng theo hình thức không kỳ hạn

Cách tính lãi suất tiết kiệm tại ngân hàng khi gửi có kỳ hạn

Cách tính lãi suất ngân hàng tiết kiệm thứ hai mà chúng tôi muốn giới thiệu đến với bạn đọc là tính lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn. Với hình thức gửi tiền này thì sau một khoảng thời gian nhất định cam kết trong hợp đồng thì khách hàng mới được rút số tiền đó. 

Trong trường hợp khách hàng muốn nhận số tiền lãi trước kỳ hạn thì số lãi đó sẽ được quy về và tính theo mức lãi suất của khoản vay không kỳ hạn. Và người gửi tiết kiệm cũng không thể cộng dồn từng tháng để tính lãi cho các tháng tiếp theo nếu có cộng dồn chỉ trong tình huống khi hết kỳ hạn mà bạn không tới nhận tiền lãi.

Công thức chung để áp dụng hình thức tính tiền lãi ngân hàng theo hình thức gửi tiết kiệm có kỳ hạn đó là: 

Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm) x Số ngày gửi/360 hoặc bạn cũng có thể áp dụng công thức Tiền lãi = Số tiền gửi x Lãi suất(%năm)/12 x Số tháng gửi. Nhìn vào công thức trên có thể dễ dàng nhận ra số tiền lãi phụ thuộc vào các yếu tố sau: Số tiền gốc ban đầu, Thời hạn gửi và Mức lãi suất tiền gửi. Nếu tiền gốc càng lớn, thời hạn gửi càng dài và lãi suất ngân hàng càng cao thì số tiền bạn nhận được càng lớn.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận ra số tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn nhận được sẽ cao hơn rất nhiều so với mức lãi suất tiền gửi tiết kiệm không thời hạn. Để có thể tối đa hoá số tiền lãi người gửi nên thực hiện việc rút tiền đúng kỳ hạn lúc này bạn sẽ được nhận toàn bộ mức lãi suất lựa chọn ban đầu. 

Lãi suất gửi có kỳ hạn thường cao hơn không kỳ hạn
Lãi suất gửi có kỳ hạn thường cao hơn không kỳ hạn

Có thể bạn quan tâm:

Lời kết

Nội dung bài viết trên đây chúng tôi đã giới thiệu đến bạn đọc loạt cách tính lãi suất ngân hàng cho cả người đi vay và người cho vay. Hy vọng rằng thông qua những chia sẻ vừa rồi độc giả sẽ có cho mình lựa chọn thích hợp để tối đa hoá lợi ích khi thực hiện các giao dịch với ngân hàng. 

PHỔ BIẾN NHẤT