Giao dịch chứng khoán phái sinh dưới nhiều hình thức, mang lại lợi nhuận khác nhau cho nhà đầu tư. Hoạt động bán khống trong chứng khoán được nhắc đến khá nhiều. Nhà đầu tư mới tham gia thị trường cần hiểu về bán khống để tránh các giao dịch không an toàn, ảnh hưởng đến mục tiêu dài hạn. Bài viết dưới đây của mình sẽ giúp bạn hiểu về bán khống chứng khoán, đặc điểm và các rủi ro khi thực hiện hoạt động này.
Bán khống là gì? Ví dụ về giao dịch bán khống chứng khoán
Bán khống hay Short Sale là hoạt động giao dịch kiếm lợi nhuận từ việc sụt giá của một loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu). Cụ thể, bán khống là cách mà nhà đầu tư bán đi một tài sản/mã chứng khoán mà đối tượng bán không sở hữu.
Có thể bạn quan tâm:
- Các loại phí giao dịch chứng khoán nhất định phải biết
- Giao dịch hợp Đồng Tương Lai Là Gì? Những kiến thức cần biết
- Hợp đồng hoán đổi (SWAP) là gì? Các dạng hợp đồng hoán đổi?
Người bán chứng khoán sẽ vay mượn mã chứng khoán từ nhà đầu tư khác và bán ra. Lúc này, nhà đầu tư sẽ kỳ vọng giá chứng khoán này sẽ giảm trong tương lai, để có thể mua lại với giá thấp hơn giá trị thực. Từ đó, người bán sẽ hưởng lợi từ chênh lệch giá mua và bán.
Đồng thời, người thực hiện bán khống cần có nghĩa vụ mua và hoàn trả lại cho bên cho vay đủ số lượng chứng khoán đã vay mượn trước đó.
Ví dụ về bán khống chứng khoán:
A mượn 10.000 cổ phiếu ABC của công ty B, bán ra với mức giá 50 USD/cổ phiếu. Trong tương lai, giá cổ phiếu giảm xuống mức 40 USD/cổ phiếu. Lúc này, bên A sẽ mua cổ phiếu với mức giá 40 USD/cổ phiếu và trả lại cho bên B. A sẽ hưởng lợi chênh lệch giá mua và bán: 10*10.000 = 100.000 USD.
Mục đích của việc bán khống?
Bán khống được coi là hành vi đầu cơ trong các giao dịch chứng khoán trên thị trường. Vậy mục đích của việc bán khống cổ phiếu là gì?
Hiện nay, hoạt động bán khống chứng khoán có 2 mục đích chính:
- Mục đích đầu cơ thu lợi nhuận từ giao dịch cổ phiếu: Nhà đầu tư phân tích và nhận thấy xu hướng giảm giá của mã cổ phiếu trong tương lai. Lúc này, người chơi thực hiện bán khống mã chứng khoán đó ra, để thúc đẩy việc giảm giá của cổ phiếu và tối đa lợi nhuận. Khi mã cổ phiếu giảm giá theo đúng kỳ vọng, nhà đầu tư mua vào với giá thấp để ăn khoản chênh lệch.
- Mục tiêu phòng ngừa rủi ro từ thị trường chứng khoán: Nhà đầu tư muốn giảm tối đa tổn thất với một mã cổ phiếu khi thị trường có những biến động khó lường, đi ngược với dự đoán.
Đặc điểm của bán khống chứng khoán
Hoạt động bán khống chứng khoán khác so với các giao dịch thông thường. Dưới đây là 3 đặc điểm chính của việc bán khống cổ phiếu:
- Người bán khống không thực sự sở hữu mã chứng khoán: Nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống sẽ không thực sự sở hữu mã chứng khoán đó mà cần vay mượn từ người chơi khác hoặc một đại lý/công ty chứng khoán. Thông qua một tài khoản khác, họ sẽ bán mã chứng khoán ra. Có thể thấy, hành động bán khống tương tự như các giao dịch ký quỹ. Khi đã vay để bán khống, nhà đầu tư cần thực hiện nghĩa vụ trả lại số lượng mã chứng khoán đó tại một thời điểm trong tương lai.
- Người bán khống thu lợi nhuận từ việc giảm giá chứng khoán: Nhà đầu tư phân tích thị trường, đánh giá và kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm trong tương lai. Hoạt động bán khống số lượng lớn sẽ tạo nên tâm lý thị trường khiến giá cổ phiếu giảm. Điều này đi ngược lại so với các nhà đầu tư dài hạn, mong muốn giá cổ phiếu tăng để thu lợi nhuận bền vững.
- Hoạt động bán khống mang nhiều rủi ro: Mức độ rủi ro từ việc bán khống có thể cao, tổn thất lớn khi giá chứng khoán đi ngược với kỳ vọng của người bán. Lỗ do bán khống có thể tăng vô hạn do sự tăng giá của mã cổ phiếu. Người bán cần có biện pháp và chiến lược cắt lỗ, hạn chế rủi ro từ hoạt động bán khống.
Việt Nam có cho bán khống chứng khoán không?
Bán khống chứng khoán là giao dịch được thực hiện khá nhiều trên thị trường, mang lại cơ hội thu lợi nhuận lớn. Hiện nay, Ủy ban chứng khoán nhà nước chưa cho phép hoạt động bán khống diễn ra hợp pháp trên thị trường chứng khoán cơ sở. Bởi bán khống là hoạt động đầu cơ, có thể làm ảnh hưởng đến thị trường cũng như tâm lý nhà đầu tư khác.
Việc bán khống với số lượng lớn sẽ tác động không nhỏ lên thị trường chung và mã chứng khoán, quyền lợi nhà đầu tư chân chính không được đảm bảo. Tại Việt Nam, nhà đầu tư chỉ có thể kiếm lời từ sự tăng giá của chứng khoán.
Một số quốc gia trên thế giới cho phép bán khống chứng khoán như: Mỹ, Nhật Bản… Nhà đầu tư muốn giao dịch bán khống hợp pháp chỉ được thực hiện trên thị trường chứng khoán phái sinh. Cụ thể, người chơi sẽ có 2 vị thế: Mua hợp đồng và bán hợp đồng để tối ưu lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro.
Rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán như thế nào?
Mặc dù hoạt động bán khống mang lại lợi nhuận hấp dẫn nhưng cũng tồn tại không ít rủi ro. Nhà đầu tư cần xác định mức độ rủi ro để quyết định có nên giao dịch bán khống hay không?
- Rủi ro từ thị trường: Giao dịch bán khống có mức lãi giới hạn, khi giá cổ phiếu đi về 0. Tuy nhiên, lỗ bán khống sẽ là không giới hạn, bởi mức giá sẽ tăng không giới hạn. Khi giá chứng khoán tăng, đi ngược với kỳ vọng thì mức lỗ của người bán khống sẽ khó kiểm soát.
- Rủi ro pháp lý: Hoạt động bán khống bị cấm trên thị trường chứng khoán cơ sở. Do vậy, nhà đầu tư thực hiện giao dịch bán khống lớn, có nguy cơ bị phạt, cấm giao dịch trên thị trường.
- Phức tạp trong giao dịch bán khống: Bán khống khá phức tạp, không phải ai cũng có thể thực hiện được. Hoạt động này yêu cầu nhà đầu tư cần có kiến thức về thị trường, kinh nghiệm để nhận định mức độ rủi ro, biến động của mã chứng khoán. Giao dịch bán khống số lượng lớn có thể gây nên sự thao túng cho thị trường chứng khoán, gây tổn thất cho nhà đầu tư nhỏ lẻ.
Hoạt động giao dịch bán khống diễn ra như thế nào trên TTCK?
Bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở
Để thực hiện bán khống trên thị trường chứng khoán cơ sở, những kẻ đầu cơ sẽ lách luật, vay mượn cổ phiếu từ nhà đầu tư cá nhân khác. Đồng thời, thực hiện giao dịch bán ra bằng tài khoản của nhà đầu tư đó. Tại một thời điểm trong tương lai, người bán cần hoàn trả số lượng cổ phiếu đã vay vào tài khoản.
Bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh
Người giao dịch cần có tài khoản ký quỹ, đồng thời cần tiền hoặc cổ phiếu là tài sản thế chấp trong tài khoản. Khoản tài sản thế chấp thường ở mức tối thiểu 25%, tùy theo yêu cầu của công ty chứng khoán để duy trì vị thế bán.
Lúc này, người giao dịch cần trả lãi cho số lượng cổ phiếu đã vay, đảm bảo các yêu cầu về ký quỹ, trong thời gian nắm giữ cổ phiếu. Khi giá cổ phiếu xuống thấp đến mức phù hợp, người bán sẽ mua cổ phiếu vào và trả lại cho công ty chứng khoán.
Lưu ý khi bán khống trên thị trường chứng khoán phái sinh:
- Nhà đầu tư cần cân nhắc số tiền lãi suất phải trả, hoa hồng và phí ký quỹ… để xác định mức giá thấp nhất để mua vào. Đồng thời, có điểm cắt lỗ phù hợp để giảm thiểu rủi ro từ hoạt động bán khống chứng khoán.
- Nhà đầu tư dựa vào chênh lệch và biến động đồ thị chứng khoán VFVN30 để đưa ra phân tích và lựa chọn bán khống phù hợp.
- Dựa trên nhiều thông tin và phân tích các chỉ số khác nhau: Chỉ số P/E, P/B… để đưa ra quyết định bán khống phù hợp nhất.
Có thể bạn quan tâm:
- Chứng khoán Rồng Việt – Công ty, thị trường, mẹo chứng khoán
- Chứng khoán Vietcombank và những điều mà bạn cần biết
Hy vọng những chia sẻ trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bán khống chứng khoán. Nhà đầu tư khi chọn bán khống trên thị trường chứng khoán cần hiểu bản chất, đặc điểm cũng như rủi ro của cách thức giao dịch này. Tuy nhiên, đây là hoạt động chưa được pháp luật cho phép, vì thế, nhà đầu tư không nên bán khống cổ phiếu để tránh những rủi ro không đáng có.