asd
Home Giáo dục Phương trình hóa học kiến thức cần nắm vững trong học hóa

Phương trình hóa học kiến thức cần nắm vững trong học hóa

Phương trình hóa học là phản ứng xảy ra trong môn hóa học. Khi bắt đầu làm quen với môn học này có rất nhiều bạn vẫn còn mơ hồ chưa nắm vững. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm hiểu tất cả những kiến thức liên quan đến thuật ngữ này, hiểu và áp dụng trong quá trình học môn hóa tốt hơn.

Khái niệm về phương trình hoá học 

Phương trình hóa học là phương trình thể hiện các phản ứng hóa học, đó là sự phản ứng diễn ra giữa các chất và các hợp chất. Trong phương trình phản ứng sẽ có nhiều chất tham gia, đó có thể là chất xúc tác hoặc các chất sản phẩm khi phản ứng kết thúc.

Từ các phương trình trong hóa học, giúp chúng ta nhận thấy và hiểu được các tỷ lệ số nguyên tử, phân tử. Cũng có thể biết được các phản ứng xảy ra giữa các chất hóa học, hoặc các cặp chất tham gia vào quá trình.

Phương trình hóa học là khái niệm rất quan trọng trong môn hóa
Phương trình hóa học là khái niệm rất quan trọng trong môn hóa

Tiến hành lập phương trình hóa học

Khi học hóa, phương trình hóa học là khái niệm rất quen thuộc với các dạng bài tập xuất hiện nhiều trong các chương trình. Để viết được phương trình hoàn chỉnh, các bạn cần tuân thủ thực hiện lần lượt theo các bước như sau:

Bước 1: Lập sơ đồ sự phản ứng, viết sơ đồ bao gồm các chất tham gia, đầy đủ các điều kiện phản ứng xảy ra trong quá trình. Chú ý viết cả các chất tạo thành theo công thức hóa học.

Bước 2: Tiến hành cân bằng các phương trình trong hóa học, gồm các tỷ lệ nguyên tử, phân tử và các sản phẩm. Chú ý cân bằng theo đúng các định luật bảo toàn phù hợp nhất.

Bước 3: Viết lại phương trình, cần hoàn thiện đầy đủ các phương trình cùng các mô tả trong quá trình phản ứng. Viết đúng công thức, đầy đủ và chi tiết thì bạn mới có thể cân bằng được.

Để viết được phương trình cần tuân thủ lần lượt các bước
Để viết được phương trình cần tuân thủ lần lượt các bước

Tiến hành cân bằng phương trình

Cân bằng phương trình là bước quan trọng cần thiết khi viết phương trình trong hóa học. Để có thể giải các bài toán trong môn học này, bạn cần biết cách cân bằng theo các phương pháp. Bạn có thể tham khảo theo một số phương pháp nhanh dưới đây để áp dụng vào quá trình làm bài.

Cân bằng theo nguyên tử, nguyên tố

Ở phương pháp này, cần chú ý viết các đơn chất theo dạng nguyên tử tách biệt, sau đó áp dụng một số cách lập luận đơn giản. Ví dụ:  với phương trình phản ứng P + O2 -> P2O5, ta viết P + O => P2O5. Nếu muốn tạo thành một phân tử P2O5, cần có hai nguyên tử là P và năm nguyên tử O. 

Như vậy 2P + 5O => P2O5, tuy nhiên chú ý ta thấy phân tử oxi có bao gồm cả hai nguyên tử, vậy lấy năm phân tử oxi (số phân tử oxi đã tăng gấp đôi). Kết quả ta được, nguyên tử P và phân tử P2O5  đã thêm 2, với 4 số nguyên tử P,  và 2 số phân tử P2O5. Ta được phương trình là 4P + 5O2 => 2P2O5

Cân bằng phương trình chẵn – lẻ

Ta cho thêm hệ số vào trước các chất với chỉ số lẻ, để tạo ra số chẵn của các nguyên tử đó. Việc làm này sẽ giúp bạn làm các bài cân bằng phương trình nhanh và chính xác hơn.

Một ví dụ về cân bằng trong phương trình: P + O2 -> P2O5.  Với phản ứng này có 2 nguyên tử oxi ở bên trái và 5 ở vế bên phải, để 2 vế bằng nhau ta cần thêm số 2 vào trước P2O5. Như vậy số nguyên tử lúc này đã bằng nhau ở cả 2 vế.

Nguyên tử photpho, để 2 vế cùng bằng nhau ta chỉ cần đặt 4 vào trước P bên vế trái. Như vậy ta được phương trình đúng sẽ là 4P + 5O2 -> 2P2O5.

Cân bằng phương trình là kiến thức cần nắm vững để học tốt hóa
Cân bằng phương trình là kiến thức cần nắm vững để học tốt hóa

Các phương pháp làm bài phương trình khác

Khi tiến hành làm bài cân bằng phương trình trong hóa học, các bạn có thể sử dụng các phương pháp phù hợp để giải bài. Vì mỗi dạng bài sẽ cần các cách làm khác nhau,  nên cần có sự linh hoạt.

  • Phương pháp cân bằng theo các nguyên tố tiêu biểu.
  • Phương pháp cân bằng theo đại số.
  • Phương pháp cân bằng electron.
  • Phương pháp cân bằng theo ion – electron.

Quy tắc lập phương trình trong hóa học

Để có thể lập các phương trình trong hóa học một các dễ dàng và chính xác, mọi người cần nắm vững các quy tắc. Quy tắc đầu tiên là các chất tham gia phản ứng luôn nằm ở vế trái, các chất tạo thành sẽ nằm ở vế bên phải. Mũi tên biểu thị của phương trình đi theo chiều từ trái sang phải, trừ các trường hợp phản ứng thuận nghịch sẽ có hai mũi tên ngược hướng của nhau.

Quy tắc thứ hai, chỉ nên thêm hệ số dương, biểu thức đại số (có hằng số hay tham số) là số nguyên dương vào phương trình, không nên thay đổi công thức của các chất. Hệ số cần thêm là một thì không cần viết thêm hệ số ở phía trước các chất tham gia hoặc chất thành phẩm.

Các quy tắc cần ghi nhớ trong lập phương trình
Các quy tắc cần ghi nhớ trong lập phương trình

Phương trình hóa học trong các cấp 

Xuyên suốt chương trình học ở môn hóa đều có nhắc đến phương trình hóa học. Tùy theo cấp độ ở từng cấp, các phương trình trong hóa học sẽ đi từ cơ bản đến nâng cao với các dạng kiến thức khác nhau.

Phương trình hóa học ở lớp 8

Với môn hóa học ở lớp 8, các dạng phương trình đều ở mức độ nhẹ và đơn giản nhất. Đây là kiến thức nền tảng theo các bạn trong suốt quá trình học tập hoá học ở các lớp cao hơn. Việc ghi nhớ các dạng phương trình này là rất cần thiết, nhất là các phương trình xuất hiện nhiều sau đó như: 

  • Br2 + 2KI -> I2 + 2KBr.
  • 2SO2 + O2-> 2SO3.
  • 4Al + 3O2 -> 2Al2O3.

Phương trình trong hóa học lớp 9

Ở lớp 9, các chương trình hóa học đã được nâng cao, đa dạng hơn với các chất tham gia phản ứng nhiều hơn, cách cân bằng khó hơn. Càng lên cao càng khó vì vậy các bạn cần trang bị những phương pháp học tập khoa học để dễ dàng thích nghi. Một số dạng phương trình chúng ta bắt gặp nhiều ở chương trình hóa học lớp 9 là:

  • Pb + 2AgNO3 -> Pb(NO3)2 + 2Ag.
  • Ba(OH)2 + 2HBr -> Ba+ 2Br + 2H2O.
  • Al2O3 + 3H2SO4 -> Al2(SO4)3 + 3H2O. 
  • 3BaSO4 + 2K3PO4 -> Ba3(PO4)2 + 3K2SO4.
  • 2C4H10 + 13O2 -> 8CO2 + 10H2O.

Phương trình trong hóa học lớp 10

Với chương trình THPT, môn hóa học đã được hệ thống lại các kiến thức ở bậc THCS, bên cạnh đó cũng bổ sung thêm những kiến thức nâng cao. Các phương trình trong hóa học đã xuất hiện ở các bài toán, bạn cần ghi nhớ một số phương trình thường gặp trong hoá học lớp 10 như:

  • BaCl2 + Na2SO4  -> 2NaCl + BaSO4
  • 2Al(OH)3 -> Al2O3 + 3H2O
  • Ca + 2 H2O -> Ca(OH)2 + H2
  • CaCO3  -> CaO + CO2

Các phương trình trong hóa học lớp 11

Ở hóa học lớp 11, nếu các bạn không tập trung trong quá trình học, không hiểu bản chất quy luật của phản ứng thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Với chương trình học này bạn sẽ thường gặp các phương trình như:

  • C2H5OH -> C2H4 + H2O
  • Ca(OH)2 + 2NH4Cl -> 2H2O + 2NH3 + CaCl2
  • Ag + 2HNO3 -> AgNO3 + H2O + NO2
  • Al + 6HNO3 -> 3 H2O + 3NO2 + Al(NO3)3

Các phương trình hóa học lớp 12

Đây là cuối cấp, các chương trình hóa học lớp 12 năm cuối THPT nên thường tổng hợp rất nhiều kiến thức trong tất cả các cấp học. Nếu bạn có nền tảng tốt ở cấp dưới thì sẽ không quá khó khăn khi làm các bài tập liên quan đến phương trình trong hóa học ở lớp 12. Một số phương trình khó cần phải chú ý vì xuất hiện rất nhiều như:

  • Cl2 + H2S ->  2HCl + S
  • CuCl2  -> Cl2 + Cu
  • 3Br2 + C6H5NH2 -> C6H2Br3NH2 + 3HBr
  • CH3COOH + NH3 -> CH3COONH4

 Ở mỗi bậc kiến thức phương trình hóa học sẽ được nâng cao mở rộng
Ở mỗi bậc kiến thức phương trình hóa học sẽ được nâng cao mở rộng

Có thể bạn quan tâm:

Kết luận

Trên đây là tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến phương trình hoá học, các quy tắc cũng như các phương pháp làm bài tập. Mong rằng qua bài viết sẽ giúp cho các bạn trong quá trình học tập môn hóa học, tìm ra được các phương pháp hay, lưu ý được các phương trình khó để có kết quả học tập thật tốt.

PHỔ BIẾN NHẤT