asd
Home Giáo dục Cách viết phương trình hóa học lớp 9 hay và chi tiết...

Cách viết phương trình hóa học lớp 9 hay và chi tiết nhất

Các phương trình hóa học lớp 9 được biên soạn tổng hợp các phương trình hóa học nằm trong chương trình học lớp 9. Giúp các bạn học sinh nắm được các phương trình trọng tâm từ đó ghi nhớ vận dụng làm các dạng bài tập. Cũng như ghi nhớ tính chất hóa học, vận dụng vào giải dạng bài tập chuỗi phản ứng hóa học hữu cơ.

1. Phản ứng hoá học

Phản ứng hoá học: là quá trình biến đổi chất này thành chất khác.

2. Phương trình hoá học

Phương trình hoá học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

◊ 3 bước lập phương trình hoá học:

– B1: Viết sơ đồ của phản ứng (CTHH của chất phản ứng và sản phẩm).

VD: Viết sơ đồ phản ứng: H2 + O2 → H2O

– B2: Cân bằng số nguyên tử mỗi nguyên tố: tìm hệ số thích hợp đặt trước các công thức.

VD: Cân bằng số nguyên tử của mỗi nguyên tố: Thấy vế phải có 1 nguyên tố oxi, vế trái có 2 nguyên tố oxi → Thêm hệ số 2 trước H2O để 2 vế cùng có 2 nguyên tố oxi. Tiếp theo cân bằng số nguyên tố hidro ở 2 vế bằng cách thêm hệ số 2 vào trước H2.

– B3: Viết phương trình hoá học.

VD: Viết phương trình hoá học

2H2 + O2 → 2H2O

Phương trình hoá học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.
Phương trình hoá học: biểu diễn ngắn gọn phản ứng hoá học.

Chú ý:

Ở B2, thường sử dụng phương pháp “Bội chung nhỏ nhất” để đặt hệ số bằng cách:

♦ Chọn nguyên tố có số nguyên tử ở hai vế chưa bằng nhau và có số nguyên tử nhiều nhất (cũng có trường hợp không phải vậy).

♦ Tìm bội chung nhỏ nhất của các chỉ số nguyên tử nguyên tố đó ở hai vế, đem bội chung nhỏ nhất chia cho chỉ số thì ta có hệ số.

♦ Trong quá trình cân bằng không được thay đổi các chỉ số nguyên tử trong các công thức hóa học.

Bài tập vận dụng

Bài tập vận dụng
Bài tập vận dụng

Bài 1: Viết các phương trình hoá học biểu diễn các phản ứng hoá học ở các thí nghiệm sau:

a) Nhỏ vài giọt axit clohiđric vào đá vôi.

b) Hoà tan canxi oxit vào nước.

c) Nhúng một thanh sắt vào dung dịch đồng(II) sunfat.

Hướng dẫn:

a) 2HCl + CaCO3 → CaCl2 + H2O + CO2.

b) CaO + H2O → Ca(OH)2.

c) Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu.

Bài 2: Có những bazơ sau: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2. Hãy cho biết những bazơ nào:

a) Bị nhiệt phân huỷ?

b) Tác dụng được với dung dịch H2SO4?

Hướng dẫn:

a) Bazơ bị nhiệt phân huỷ: Fe(OH)3, Mg(OH)2

b) Tác dụng được với dd H2SO4: Fe(OH)3, Ca(OH)2, KOH, Mg(OH)2.

Trên đây chúng tôi đã gửi tới bạn đọc toàn bộ các phương trình học trong chương trình hóa học 9. Cũng như đưa ra dạng bài tập viết phương trình dưới dạng chuỗi phản ứng hóa học. Hy vọng sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình ghi nhớ tính chất hóa học, cũng như thấy được mối liên hệ giữa tính chất hóa học giữa các hợp chất hữu cơ.

PHỔ BIẾN NHẤT