Ngành quảng cáo đã quá quen với cụm từ Copywriter, một nghề vừa “danh giá” vừa lắm trắc trở. Cùng với sự phát triển của thời đại công nghệ 4.0, nhiều người vẫn đặt câu hỏi nghề Copywriter là gì mà không biết rằng, trí tuệ nhân tạo đã và đang dần thay thế Copywriter.
Copywriter là gì? Công việc của Copywriter
Trong Digital marketing, Copywriter chịu trách nhiệm sản xuất nội dung sáng tạo (Chữ, ảnh, âm thanh, video, văn bản…) phục vụ xây dựng thương hiệu, truyền thông, quảng cáo sản phẩm… cho các chiến dịch marketing của doanh nghiệp.
Có thể bạn quan tâm:
- Content Creator là gì? Bí quyết để trở thành Content Creator?
- Design Thinking là gì? Các bước thực hiện Design Thinking?
- Chiến lược marketing là gì? Cách tạo chiến lược hiệu quả?
Vai trò của nội dung luôn luôn quan trọng bậc nhất, nội dung cần sáng tạo để thu hút , truyền đạt đúng thông điệp cho khách hàng mục tiêu ở đúng thời điểm cần thiết nhằm tạo ấn tượng, xây dựng niềm tin, và thúc đẩy đối tượng hành động. Sử dụng ngôn từ làm vũ khí, Copywriter còn có nhiệm vụ tương tác và gia tăng cảm tình, lòng trung thành của khách hàng đối với thương hiệu và sản phẩm của doanh nghiệp.
Copywriter là nghề có thể làm việc độc lập, tự làm cho chính mình, trong đó bao gồm hợp đồng làm việc độc lập hoặc làm “tay ngang” cho nhiều khách hàng cùng một lúc. Copywriter cũng có thể làm việc như một nhân viên marketing trong nhóm, tổ chức, các công ty quảng cáo, các công ty PR, phòng Marketing của doanh nghiệp, đài phát thanh, truyền hình, báo hoặc tạp chí. Người làm copywriter có trách nhiệm thực hiện và đảm bảo chất lượng phần ngôn ngữ bằng lời đối với các quảng cáo, và giám đốc sáng tạo Art – Director sẽ thể hiện nó thành hình ảnh hoặc âm thanh có khả năng kêu gọi được sự chú ý của người tiếp nhận.
Những loại Copywriter phổ biến hiện nay
Creative/ Advertising Copywriter
Đây là loại copywriter thực tế, không cần viết nhiều, đôi khi chỉ cần viết slogan vài chữ. Công việc của Creative/advertising Agency vô cùng thú vị, tuy nhiên sẽ mang theo đó nhiều thách thức vì yêu cầu cần sát tạo liên tục với các ản phẩm khác nhau, đối tượng khách hàng khác nhau. Ở một số Agency thì vị trí này gọi là Creative
Điểm mạnh: sáng tạo, thấu hiểu tâm lý khách hàng, con người.
Thích hợp viết: Slogan, Tagline, Concept, Storyboard.
Sale Letter Copywriter
Đây là loại cổ điển và thông thường, từ xa xưa thì CopyWriter là người viết thư để bán hàng. Dạng này có thể viết những nội dung cho Website, những nơi đặt yêu cầu chất lượng cao. Họ là người đảm bảo việc sắp xếp các câu chữ cho bài viết thuyết phục từ đầu tới cuối.
Điểm mạnh: Viết tốt, từ ngữ phong phú.
Thích hợp viết: Sale letter, Sale Page, thông cáo báo chí.
Digital copywriter
Người làm Digital CopyWriter sẽ sử dụng câu chữ hợp lý trên các công cụ digital giúp tăng lượt Conversion Rate cho các công đoạn trong chiến dịch marketing Online.
Điểm mạnh: Nhẫn nại, tỉ mỉ, sự thuyết phục cao.
Thích hợp viết: Micro copy, Social Post, Điều hướng web…
Technical copywriter
Người làm vị trí này cần có kiến thức chuyên sâu về công nghệ kĩ thuật, xe cộ,…và thường xuyên phải viết về các chủ đề này. Họ là những chuyên gia trong lĩnh vực nội dung mà họ viết và bài viết của họ có tui tín với mọi người và có tầm ảnh hưởng nhất định. Tuy nhiên, người làm copywriter dạng này thường chỉ viết được nội dung trong lĩnh vực của họ.
Điểm mạnh: Kiến thức chuyên sâu trong ngành, có tiếng nói.
Thích hợp viết: Bài PR giới thiệu, review sản phẩm.
SEO Copywriter
SEO Copywriter là những người tập trung vào các kỹ thuật SEO như tần suất hiển thị keywords, vị trí đặt keywords…, mọi thứ đó giúp tăng thứ hạng bài viết trên các công cụ tìm kiếm.
Điểm mạnh: Biết và hiểu về SEO, biết cách tìm ý tưởng cho nội dung.
Thích hợp viết: Website Content.
Inhouse Copywriter (Brand Copywriter)
Inhouse Copywriter được xem là “đại diện” về mặt câu chữ của thương hiệu. Họ còn được coi là nhà báo thương hiệu vì chỉ đưa tin về thương hiệu. Họ viết tất cả mọi thứ thương hiệu yêu cầu từ bài PR đến thông cáo báo chí.
Điểm mạnh: Hiểu sâu về nhãn hàng, hiểu khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp.
Thích hợp viết: Thông cáo bóa chí, PR, Blog Article,…
7 kỹ năng quan trọng của nghề Copywriter là gì?
Dưới đây sẽ là một số kỹ năng của nghề Copywriter bạn nên biết:
- Có kiến thức cơ bản về SEO onpage và offpage.
- Có khả năng nghiên cứu và tìm kiếm thông tin trên mạng.
- Biết cách viết blog, nội dung cho website.
- Hiểu cơ bản về thiết kế đồ họa thông qua phần mềm photoshop.
- Nắm bắt được email marketing.
- Thành thạo sử dụng các công cụ hỗ trợ Social Media.
- Nắm cơ bản về HTML
Sản phẩm của nghề Copywriter là gì?
- Copywriter cung cấp những thông tin hữu ích đến với người dùng, trở thành những người trả lời cho những truy vấn trên các công cụ tìm kiếm.
- Copywriter sáng tạo những “Tít” hấp dẫn tạo sự tò mò cuốn hút người xem. Họ là người khơi mào cho những viral thành công trên các mạng xã hội, website, video…
- Copywriter giúp truyền tải thông tin sản phẩm – dịch vụ của doanh nghiệp đến với người tiêu dùng thông qua content marketing
Một số suy nghĩ sai lầm về nghề Copywriter
Vẫn sẽ có một số quan điểm sai lệch về nghề Copywriter. Vậy đó là những quan điểm gì?
- Những người viết văn, viết báo giỏi sẽ là Copywriter giỏi.
- Cứ viết nhiều rồi sẽ thành viết hay.
- Copywriter phải là những người có bằng cấp
- Copywriter chỉ là nghề phù hợp cho một số người.
- Copywriter là viết các bài để phục vụ cho SEO
- CopyWriting và ContentWriting là một
- Làm Copywriter thì kỹ năng viết là quan trọng nhất
- Làm Copywriter là nói dối.
Có thể bạn quan tâm:
- Luật sư là gì? Yếu tố tạo nên một luật sư ưu tú nhất
- Offer là gì và những thông tin giải nghĩa mới nhất năm 2022
Reuters giới thiệu công cụ AI có khả năng viết câu, kể chuyện
Công cụ trí tuệ nhân tạo thay thế cho copywriter là gì – Copywriter AI từ Reuters (Nguồn: Internet)
Hãng tin Reuters vừa qua đã giới thiệu Lynx Insight, một công cụ hỗ trợ AI được thiết kế để giúp các nhà báo của họ tạo ra những câu chuyện, hoạt động tiếp thị nội dung tương tự Copywriter. Lynx Insight có thể phân tích dữ liệu, đề xuất ý tưởng câu chuyện và thậm chí viết câu hoàn chỉnh. Từ tháng 6 năm ngoái, nó đã được thử nghiệm bởi hàng chục nhà báo và bắt đầu được triển khai trên các phòng tin Reuters từ năm nay.
Reuters cho biết mục đích của công cụ này không phải là thay thế các phóng viên mà trợ giúp, tăng cường chất lượng bài viết cho họ với một nhà khoa học dữ liệu số và trợ lý copywriting.
Reg Chua, giám đốc điều hành mảng biên tập, dữ liệu và đổi mới tại Reuters, cho biết: “Giá trị cốt lõi của trí tuệ nhân tạo là để máy móc làm những gì chúng giỏi và sau đó trình bày cho con người – điều đó sẽ mang lại lợi ích tốt nhất của cả hai bên”.
Trước đây, Reuters đã xây dựng các thuật toán để viết các bài báo ngắn tập trung vào phân tích dữ liệu dựa trên kết quả thi đấu thể thao, cảnh báo động đất và hiệu quả tài chính bằng cách quét các tập dữ liệu khổng lồ. Hệ thống mới đơn giản là sẽ chuyển giao kết quả công việc của nó cho cho các biên tập viên để chỉnh sửa.
Các trang báo chí, tin tức khác cũng đang tham gia vào việc tạo bản quyền AI, và có thể sử dụng lập trình tiếp thị nội dung trong tương lai. Ví dụ như Washington Post đã có hàng trăm đoạn trích ngắn tạo ra bởi phóng viên robot nội bộ – Heliograf. Trong khi đó Hiệp hội báo chí Mỹ đang làm việc với Urbs Media để tạo ra ngôn ngữ tự nhiên cho tin tức địa phương với một dự án gọi là RADAR, viết tắt của Phóng viên, dữ liệu và Robot.
Lời Kết
Như vậy trên đây là những chia sẻ về cái nhìn tổng quan nhất về Copywriter là gì? cũng như vấn đề xoay quanh Copywriter, liệu bạn có thể trở thành một chuyên gia Copywriter hay không? bạn có niềm đam mê với công việc này không? Câu trả lời nằm ở chính bạn.
Tổng hợp: kienthucchung24h.net