Home Giáo dục Kinh nghiệm dạy học cho giáo viên và một số điều cần...

Kinh nghiệm dạy học cho giáo viên và một số điều cần biết

Kinh nghiệm dạy học của các thầy cô giáo vốn thường có cốt lõi xuất phát từ những phương pháp dạy học truyền thống. Đây là cách thức dạy học phổ biến trải dài qua cả ba cấp học từ Tiểu học đến Trung học phổ thông. Tuy nhiên để có thể dạy học hiệu quả và truyền đạt được kiến thức để học sinh có thể nắm vững thì không phải lúc nào phương pháp dạy truyền thống cũng có hiệu quả.

Một số kinh nghiệm dạy học hiệu quả

Nếu bạn là một người muốn đi theo con đường giảng dạy và mong muốn trở thành một giáo viên giỏi thì bước soạn giáo án trước ở nhà là vô cùng quan trọng. Thế nhưng, công việc soạn giáo án không chỉ đơn giản là chuẩn bị kế hoạch cho những bài giảng chỉ toàn là kiến thức trong sách giáo khoa mà cái chính người giáo viên cần đạt được đó là học sinh có thể hiểu được những bài giảng của mình.

Như đã nói ở trên thì cách thức dạy học hiện nay của nhiều nhà trường và của nhiều giáo viên vẫn vô cùng nặng nề về lý thuyết trong sách vở. Nếu muốn thu hút được học sinh chú ý nghe giảng và hiểu bài ngay tại trên lớp thì cần thiết phải có một phương pháp học hiệu quả hơn.

Dạy học qua hình ảnh khiến học sinh dễ ghi nhớ hơn
Dạy học qua hình ảnh khiến học sinh dễ ghi nhớ hơn

Kinh nghiệm dạy học qua hình ảnh

Thực tế chỉ ra đã có nhiều nghiên cứu về khả năng ghi nhớ não bộ qua hình ảnh có hiệu quả gấp nhiều lần so với cách ghi nhớ thông thường. So với việc thuộc 1 đống chữ viết khô khan thì việc ghi nhớ qua một bức tranh nhiều màu sắc và sống động sẽ khiến cho học sinh cảm thấy hứng thú và ghi nhớ lâu hơn. Phương pháp này được khá nhiều bậc cha mẹ áp dụng cho việc dạy học con cái tại nhà.

Với kinh nghiệm dạy học này, đặc biệt dễ áp dụng trong các môn học thuộc như Tiếng Anh hoặc Ngữ Văn,… Trong quá trình giảng dạy cho các trò, các thầy cô nên kết hợp những kiến thức trong sách giáo khoa với một vài hình ảnh liên quan đến bài học. Có thể là sống động và hài hước một chút sẽ khiến học sinh có tâm trạng học tốt hơn và hiểu bài được lâu hơn.

Kinh nghiệm dạy học – Dạy học qua các mini game

Nếu bạn đang bế tắc trong quá trình giảng dạy vì trong khi bạn đã thức cả đêm soạn giáo án để sáng nay đến lớp truyền đạt lại cho các học sinh nhưng học sinh lại không thèm tập trung khiến bạn “mệt não”. Điều đó làm bạn thấy chán nản tuyệt vọng và nghĩ rằng mình không thể đứng lớp được nữa? Những gì bạn cần làm là thay đổi phương pháp dạy học của bạn ngay lúc này thôi!

Dạy học qua mini game làm cho tiết học trở nên thú vị
Dạy học qua mini game làm cho tiết học trở nên thú vị

Học sinh chán nản trong các buổi học

Có nhiều ý kiến cho rằng lý do học sinh học không tập trung dẫn đến chán nản không học và kết quả học tập rất yếu kém đều xuất phát cách giảng dạy từ người giáo viên. Một giáo viên giỏi là một giáo viên có thể lôi kéo học sinh chú ý đến bài giảng của mình và học sinh cũng hiểu được nội dung của bài giảng đó.

Lý do dẫn tới tâm lý chán nản của học sinh

Lý do dẫn đến sự nhàm chán tôi đã nói ở trên, những lời giảng khô khan và không có liên tưởng tới thực tế sẽ rất dễ biến thành một bài “ru ngủ” đưa học sinh tới “giấc mơ trưa”chỉ trong vài phút. Để khuấy động giờ học và làm cho những bài học của bạn bớt nhàm chán, ngoài việc kết hợp hình ảnh trong dạy học ra, bạn có thể tạo ra một mini game nho nhỏ để học sinh tham gia.

Đó có thể là câu hỏi cho một vấn đề nào đó liên quan tới bài giảng mà bạn vừa truyền đạt được, hoặc những câu hỏi được tổ chức dưới dạng game đơn giản như đuổi hình bắt chữ, v.v, mà bạn đã soạn trước trên Powerpoint ở nhà. Để có thể biến giờ học trở nên thú vị hơn, tối hôm trước bạn chịu khó bỏ thời gian ra biên tập bài giảng hôm đó một chút, tuy hơi vất vả nhưng rất hiệu quả đúng không nào?

Dành thời gian cho học sinh

Ấn tượng về giáo viên của các học sinh sẽ là một trong những phần quan trọng quyết định bạn có là một giáo viên giỏi được học sinh yêu quý hay không. Tất nhiên sẽ chẳng có ai muốn mình bị các học sinh gọi là “bà cô già khó tính” và không có ai muốn học tiết mình dạy cả. Nếu bạn tạo được ấn tượng tốt với học sinh, bạn đã thành công bước đầu trong con đường chinh phục nghề nhà giáo khó nhằn này rồi đấy.

Tương tác giữa giáo viên, học sinh cũng là một kinh nghiệm dạy học 
Tương tác giữa giáo viên, học sinh cũng là một kinh nghiệm dạy học

Ấn tượng lần đầu gặp mặt

Nếu bạn là một giáo viên thực tập hoặc mới dạy học thì mọi chuyện càng dễ dàng hơn rất nhiều. Người ta thường nói ấn tượng đầu sẽ là ấn tượng khó phai, vì vậy ngay buổi đầu đi dạy học, các bạn nên tạo một ấn tượng tích cực nhất cho học sinh, rằng bạn là một giáo viên thú vị và tương lai khi học sinh học các tiết học của bạn sẽ không bị nhàm chán và buồn ngủ.

Bên cạnh đó, sau mỗi một tiết học, các bạn nên dành thời gian tâm sự và nói chuyện cùng các học sinh của mình. Thu hẹp lại khoảng cách giữa giáo viên và học sinh lại, kéo học sinh lại gần gũi với mình hơn, từ đó tạo ra hiệu quả học tập cho học sinh rất đáng kinh ngạc đấy.

Giải trí cùng học sinh

Trong quá trình dạy học, các bạn cũng nên có một số quãng nghỉ ngắn tầm 2 đến 3 phút để “tám chuyện nhảm” cùng học sinh, tất nhiên tôi không nói đến việc tám chuyện dóc như các bà các thím ngoài chợ. Ở trong lớp học, khi bàn về một vấn đề gì đấy trong bài học, bạn nên liên kết nó với những hiện tượng thân quen ngoài đời sống, có thể đó là những gì mà học sinh của bạn quen thuộc và khiến cho việc tiếp thu cũng như ghi nhớ bài tốt hơn. 

Một điều nữa, khi tạo một liên kết giữa bài học và thực tế như vậy, các bạn nên kể lém lỉnh và hài hước một chút. Tâm lý học sinh đứa nào cũng thích giáo viên dạy hài hước lém lỉnh, học ít hiểu nhiều hơn là giáo viên chỉ giảng dạy qua cách thông thường và truyền thống học nhiều hiểu ít. Vì vậy trong các tiết học, việc tạo ra tiếng cười cũng phần nào giúp bạn có ấn tượng tốt hơn đối với học sinh đấy.

Kiên trì và nhẫn nại là cốt lõi trong nghề nhà giáo
Kiên trì và nhẫn nại là cốt lõi trong nghề nhà giáo

Kiên trì, nhẫn nại, khoan dung

Trong các lớp học thì không phải lực học của học sinh nào cũng như nhau, có đứa tự ý thức được việc học thì không cần bàn tới, nhưng bên cạnh đó còn có những đứa học hành không được tốt. Đối với những học sinh này các bạn cần phải nhẫn nại và kiên trì, đừng bao giờ giận quá mất khôn. Chửi mắng hoặc thậm chí là bạo hành học sinh khi không chịu học bài là một phương pháp dạy sai lầm và có khả năng sẽ bị “bế” lên phường đấy.

Nên nhớ rằng không có học sinh nào học dốt cả, lý do một là do chúng quá lười, hai là do phương pháp học tập của chúng chưa được đúng đắn và phù hợp. Đối với thể loại học sinh này bạn không có cách nào khác ngoài việc kiên trì và nhẫn nại cả. Tức giận mà chửi mắng học sinh sẽ càng làm mọi việc tiến triển theo chiều hướng xấu đi và đôi khi còn phản tác dụng. 

Những lúc thời gian rảnh như các khoảng nghỉ giải lao trên lớp, các bạn nên tranh thủ tìm kiếm phương pháp dạy các học sinh cá biệt này tiến bộ lên một chút. Trên internet thì không gì là không có cả, chắc chắn sẽ có cả ngàn cách cho bạn lựa chọn. Còn về việc phương pháp nào thực sự phù hợp thì không có cách nào khác ngoài “thử và sai”. Cứ kiên trì thì bạn sẽ thành công thôi, điều đó chắc hẳn không sai rồi.

Giữ đạo đức nghề nghiệp 

Tuy các cách thức trên sẽ dễ dàng thu hút học sinh học tập hiệu quả hơn, nhưng không phải vì thế mà bạn quá lạm dụng nó ở trên lớp. Đôi khi những việc làm quá đà sẽ khiến cho việc dạy học theo phương pháp mới này của bạn bị phản tác dụng. 

Thứ nhất, nên phân bố thời gian hợp lý trong các tiết học khi bạn dạy qua các mini game, tránh để thời gian bạn tổ chức mini game lấn át mất thời gian dạy học chính. Cái thứ hai đó là tuy giao lưu gần gũi với học sinh là điều tốt, thế nhưng bạn cũng phải giữ có chừng mực. Nếu bạn quá đà lạm dụng nó sẽ khiến cho học sinh không còn tôn trọng bạn cũng như làm giảm hiệu quả trong các tiết học đi.

Tuy trên đây là các phương pháp mới nhưng nó vẫn có nhiều hạn chế như thế. Cốt lõi của nghề nhà giáo đó là đem tri thức trên thế giới truyền đạt lại cho học sinh – các thế hệ sau của đất nước, vì vậy cho dù bạn đang tận dụng được phương pháp nào thì cũng không có nghĩa các phương pháp dạy học truyền thống là lỗi thời. Kinh nghiệm dạy học qua các thời kỳ chính là kết tinh của nền giáo dục Việt Nam, là truyền thống và có lẽ sẽ được truyền lại mãi mãi về sau.

Giữ vững đạo đức nghề nghiệp là một kinh nghiệm dạy học quý báu
Giữ vững đạo đức nghề nghiệp là một kinh nghiệm dạy học quý báu

Có thể bạn quan tâm:

Thực trạng ngành giáo dục hiện tại

Có một thực tế về cách thức dạy học của nền giáo dục nước ta hiện nay, đó là quá trình giảng dạy còn quá nặng về lý thuyết và thiếu thực tiễn. Học sinh đi học trên lớp chủ yếu chỉ được nghe thầy cô giảng về những lý thuyết khô khan mà không được vận dụng thực hành, vì vậy mới xuất hiện hiện tượng học sinh chán nản và không muốn học nữa. 

Đây có thể coi là tâm lý chung của những người đã, đang và sẽ bước vào con đường dạy học của nghề nhà giáo. Để giúp các bạn, hoặc cũng có thể là các thầy cô có thể theo đuổi ước mơ trên con đường giảng dạy và trở thành một nhà giáo ưu tú thì hôm nay chúng tôi xin đề xuất một vài kinh nghiệm dạy học mà chúng tôi cho là hiệu quả tới để các bạn cùng tham khảo.

Kết luận

Suy cho cùng thì mỗi giáo viên sẽ có những cách dạy và phương pháp dạy học khác nhau, trên đây chỉ là tổng hợp một vài kinh nghiệm dạy học mà chúng tôi đã đúc kết được. Qua bài chia sẻ trên, chúng tôi hy vọng những ai đang bước đi trên con đường sự nghiệp của nhà giáo sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về kinh nghiệm dạy học, từ đó có thể lựa chọn cho mình một phương pháp phù hợp. Cảm ơn!

 

PHỔ BIẾN NHẤT